http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN

Translate

Giới Thiệu Công Ty

Ảnh của tôi
Hồ Chí Minh, Gò Vấp, Vietnam
Công Ty chuyên tổ chức tour biển đảo, hành hương,tour đà lạt, nha trang, phan thiết...,cho thuê xe du lịch, đặt phòng khách sạn,tổ chức team building,sự kiện. Liên hệ: 0919 80 77 33 - Hot line: 0918 020 806
Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

NEM NƯỚNG NINH HÒA

Mọi người biết đến Ninh Hòa, Khánh Hòa bởi món nem chua. Nhưng có một món nem khác chẳng chua tí nào nhưng đã thuộc vào hàng danh thực, trở hành món ăn không thể thiếu đối với người dân Khánh Hòa cũng như khách du lịch đến với thành phố biển.
Ăn nem nướng Ninh Hòa tại Nha Trang sẽ thấy
không có gì khác biệt từ quê gốc của nó cách Nha Trang 34 cây số. Cách chế biến,
pha chế nước mắm, cũng đều theo cách của cả gần mấy chục năm nay.
Trước
khi giới thiệu "đặc sản nem nướng", xin dẫn dắt đôi dòng về cách chế biến
nem.
Nem chua chủ yếu làm bằng thịt đùi còn nóng ở những con heo lớn dùng
chày hoặc máy xay giã (hoặc xay) nhuyễn rồi giã sơ lại, sau đó trộn gia vị tỏi,
tiêu, da heo thái nhỏ. Để cho nem lên chua chỉ có hai loại lá là chùm ruột và
vông nem. Lá chùm ruột làm nem ngon hơn, lại có rất nhiều ở Khánh Hòa. Vị chua
của nem nhờ lá chùm ruột rất lạ khác xa với nem chợ Huyện (Bình Định) làm bằng
lá ổi hoặc nem Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) làm bằng lá vông nem.
Thường khi
khách vào quán nem, ngoài phần nem nướng đã gọi, trên bàn luôn có sẵn một đĩa
nem chua và chả lụa để cho khách ăn chơi. Nem chua ăn kèm với tỏi và nước chấm
gồm ớt, tỏi, đường, nước mắm pha sệt. Vị nước mắm ngọt cay ăn với nem rất hấp
dẫn.
Hiện nay, tại địa bàn Nha Trang có khoảng hai chục
tiệm bán nem phục vụ vào buổi chiều đến tối như các quán nem nằm trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Lê Thành Phương, Trần Đường...,
nhưng đông khách hơn cả là quán Đặng Văn Quyên và Ngọc Tiên.
Làm nem
nướng thì gồm có thịt xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ nướng lụi, bánh tráng chiên giòn
(bánh tráng cuốn nhỏ, bỏ vào chảo dầu cho phồng lên).
Một phần nem nướng
khá cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt băm lụi, cũng số lượng đó miếng bánh
tráng chiên giòn. Ăn kèm với món nem chính là các loại rau. Rau ăn nem nướng
không phức tạp, nhưng cũng có cả chục loại đủ mùi cay, chua, chát... Tùy theo
mùa rau có thể được bày ra gồm: dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà lách, dưa leo,
chuối chát, khế (hoặc xoài sống)... , có nơi có thêm dưa chua và hành
chua.
Sự thành công hay thất bại của quán lại rơi vào món nước chấm.
Nước chấm là loại nuớc lèo pha chế với công thức riêng của nơi bán. Khi ăn,
dùng bánh tráng nem (sản xuất tại làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa). Bánh
tráng không nhúng nước, bỏ rau vào, bỏ thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào,
cuốn lại, chấm nước lèo mà ăn. Rất ngon! 

LẶN BIỂN NHA TRANG


LẶN BIỂN: 
Pilot.vn - Scuba diving – môn lặn biển với bình dưỡng khí – đã xuất hiện và phát triển tại nhiều vùng biển nổi tiếng trên thế giới như: Australia, Hoa Kỳ, Tahiti… Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, hoạt động này đã bắt đầu phát triển rầm rộ và không thể thiếu khi du khách đến tham quan tại Nha Trang.
Một bãi lặn với địa hình đa dạng
Như một món quà quý giá của mẹ thiên nhiên, vùng đáy biển của vịnh Nha Trang có một địa thế rất đẹp và phù hợp với bộ môn lặn dưới nước. Đến Nha Trang, từ cảng Cầu Đá, du khách sẽ mất khoảng một giờ ngồi tàu để đi đến bãi lặn tham gia thú tiêu khiển này.
 Đảo Hòn Mun – một trong những nơi có bãi san hô đẹp nhất Việt Nam.
Bãi lặn là một khu vực chủ yếu tập trung xung quanh các đảo như: đảo Hòn Mun, đảo Yến… Bãi lặn bao gồm những vùng lặn nông có độ sâu từ 10 đến 20 m nhằm phục vụ cho tất cả các du khách đến tham gia, ngay cả những người chưa từng chơi môn thể thao này bao giờ.
Lặn biển Nha Trang là một trải nghiệm mới đầy thú vị.

Nếu bạn thuộc những du khách này, một số điểm lặn bạn có thể tham khảo trong nhóm này là: Fisher man bay, South rock, Moray beach, Lobster beach, Mamahanh beach… Tuy có độ sâu khá nông, nhưng tại những điểm lặn trên, bạn vẫn có thể ngắm được những rừng san hô mềm với đủ loại màu sắc và kích cỡ khác nhau. Thông thường, với những người lần đầu được lặn, họ sẽ có cảm giác như lạc vào một chốn thủy cung đầy huyền bí. Trong quá trình lặn ở những điểm này, nếu may mắn, bạn có thể gặp một số sinh vật biển quý hiếm của nước ta như: cá Cóc, cá Ma, Mao Tiên, Thỏ biển, tôm Hùm...
Bên cạnh những điểm lặn dành cho du khách mới tham gia lần đầu, vịnh Nha Trang  cũng không thiếu chỗ cho các thợ lặn chuyên nghiệp trên thế giới đến để trổ tài. Tại đây có hàng loạt những điểm lặn với độ sâu tương đối lớn mang địa hình dốc đá, hang động hiểm trở như: Small hill, Small wall, South reef, Madona rock, Hard rock, Small rock, Big wall… Người ta ước tính, độ sâu của những điểm lặn này có thể lên đến 45m và hệ thống dốc, hốc đá khá là nguy hiểm. Nhưng bù lại sự nguy hiểm đó, bạn có thể bắt gặp một số loài sinh vật độc đáo như: San hô bàn (rộng 10m2), cá Mú, cá Hoàng Đế, Bạch tuột…
Dịch vụ lặn dành cho du khách
Nếu tham gia môn thể thao này tại Nha Trang, bạn sẽ được đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt buổi lặn.
Được biết, hoạt động này đã được hình thành từ năm 1997 điều hành bởi Câu lạc bộ Vinadive - câu lạc bộ hoạt động hoàn toàn theo hệ thống của Hội lặn thế giới PADI và trực thuộc Công ty du lịch Viettravel.
Vì vậy, đến Nha Trang, bạn có thể đăng ký tham gia vào chuyến lặn biển dưới nhiều hình thức. Nếu muốn kết hợp việc lặn với tham quan toàn bộ Nha Trang, bạn có thể đăng ký tour trọn gói tại các công ty du lịch. Còn nếu chủ yếu chỉ muốn lặn biển, bạn có thể đi các xe chất lượng cao ra Nha Trang rồi đến đăng ký lặn trực tiếp tại Câu lạc bộ Vinadive. Khi đến ngày đã hẹn, xe của công ty sẽ đến đón bạn ra cảng Cầu Đá. Nơi đó, bạn sẽ bắt đầu hành trình khám phá đại dương của mình.
 Thợ lặn chuyên nghiệp hướng dẫn du khách sử dụng thiết bị lặn.

Trên đường ra bãi san hô, thợ lặn sẽ hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản để sử dụng những dụng cụ lặn bao gồm: mắt kính, bình dưỡng khí, các loại đồng hồ đo áp suất, vòi thở, dây chì… .Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số ký hiệu bằng tay để ra hiệu dưới nước.
Trước khi bắt đầu lặn xuống sâu, thợ lặn sẽ cùng bạn làm quen với môi trường nước khoảng 15 phút. Sau khi hơi thở bạn đã ổn định, thợ lặn sẽ giúp bạn lặn sâu xuống đáy dại dương. Lúc này, mọi cảm xúc trong bạn sẽ trở nên lâng lâng trước hằng hà sa số các loại san hô với màu sắc rực rỡ.  Người thợ lặn cũng sẽ theo bạn suốt chuyến thám hiểm để đảm bảo an toàn cho bạn.

Các khóa học lấy Chứng chỉ lặn quốc tế
Đối với những người đam mê bộ môn lặn và muốn có những kỹ năng chuyên nghiệp được công nhận bởi Hiệp hội lặn quốc tế,  đây chính là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của họ. Bởi hàng năm, Câu lạc bộ Vinadive thường xuyên mở những lớp đào tạo cấp bằng lặn chuyên nghiệp tương ứng có 2 trình độ là: Open Water và Advanced Open Water.

Với khóa học Open Water dành cho người mới bắt đầu, lớp học sẽ kéo dài từ 2-3 ngày. Đầu tiên, học viên sẽ được học lý thuyết qua băng hình tại trụ sở câu lạc bộ và làm một số bài trắc nghiệm. Sau đó, các học viên cũng sẽ có một buổi huấn luyện trong môi trường hồ bơi. Khi đã thành thạo các thao tác, học viên sẽ được ra thực hành tại bãi san hô thật. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được Hiệp hội lặn quốc tế cấp bằng. Đồng thời, họ cũng sẽ được phát một quyển sổ để ghi lại các thành tích lặn của mình từ đó về sau.
Khi đã qua khóa Open Water, nếu học viên nào muốn được học những kỹ năng lặn khó hơn thì họ sẽ tiếp tục theo học lớp Advanced Open Water. Ngoài việc ôn lại các kỹ năng trong lớp căn bản, các học viên sẽ học phần lý thuyết và thực hành những kỹ thuật lặn khó như: lặn sâu, lặn hang, lặn dò tìm, lặn định hướng, lặn chụp hình, lặn tìm hiểu sinh vật… Cũng như lớp căn bản, sau khóa học này Hiệp hội lặn quốc tế cũng sẽ cấp bằng cho học viên.
Ngoài cung cấp các dịch vụ lặn biển du lịch cũng như đào tạo thợ lặn, Câu lạc bộ Vinadive cũng cung cấp dịch vụ tổ chức lễ cưới dưới đáy biển. Cô dâu chú rể sẽ không mặc những bộ lễ phục sang trọng mà thay vào đó họ sẽ mặc những bộ đồ lặn. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, họ sẽ cùng vị chủ hôn từ từ chìm xuống đáy biển. Dưới sự chủ trì của vị chủ hôn, họ sẽ làm các nghi thức cưới hoàn toàn ở dưới đáy biển. Từ việc trao nhẫn cho nhau cho đến việc cả hai sẽ cùng nhau gỡ vòi thở ra và …hôn nhau thật nồng nàn. Thật còn gì có thể lãng mạn hơn một lễ cưới như thế phải không các bạn!

HANG ÔNG GIÀ


Thắng cảnh hang Ông Già, Nha Trang
Từ trung tâm thành phố Nha Trang, bạn nên xuất phát từ sớm nếu như nhóm của bạn di chuyển bằng xe đạp, theo đường 2 Tháng 4 xuôi hướng bắc chừng 4km gặp bưu điện Đồng Đế – đối diện là đường Mai Xuân Thưởng. Cứ theo đường này sẽ đến đúng nơi cần đến, nếu sợ lạc cứ hỏi cư dân địa phương đường đến bãi Tiên, họ sẽ chỉ dẫn cho bạn một cách tường tận.
Không biết từ lúc nào hầu hết các nhóm đều chọn nơi tượng đài Đức Kitô Vua trước nhà thờ giáo xứ Ba Làng làm trạm dừng chân chờ nhau và cũng là để kiểm tra hành trang lẫn phương tiện trước khi tiếp tục hành trình. Từ đây sẽ đi qua thôn Ba Làng, thôn Đường Đệ. Quãng đường từ thôn Đường Đệ đến bãi Tiên dài gần 2km nhưng là quãng đường nguy hiểm nhất với lối đi nhỏ, mặt đường lô nhô đá, một bên là vách đá thẳng đứng cheo leo chằng chịt cây dại và một bên là vực thẳm mênh mông một màu xanh thẳm với những ghềnh đá. Đến bãi Tiên gởi xe và đi bộ chừng 30 phút rồi leo qua ngọn núi cao độ khoảng 30m bằng đường mòn của những người đi rừng săn bắt động vật hoang dã và đi câu “mở ra”. Đó là hình ảnh ký ức của một hành trình đi đến hang Ông Già của mười năm trước đây, nay thì có khác.
Ngày nay, đến hang Ông Già rất dễ dàng với chiều dài quãng đường gần 7km chạy dọc theo bờ biển của vịnh
Nha Trang mà người Nha Trang gọi là “con đường vàng”. Từ tháp Trầm Hương ở quảng trường 2 Tháng 4 đi theo đường Trần Phú ra hướng bắc vượt cầu Trần Phú rồi theo đường Phạm Văn Đồng trực chỉ ra tận chân núi của mũi Kê Gà với thời gian 15 phút và cũng chỉ tốn 10 phút để trèo núi qua hang Ông Già. Đường qua hang cũng dễ dàng hơn với các bậc tam cấp rộng rãi được lát bằng đá và hai bên là những hàng bạch đàn xanh rì màu lá che nắng cho du khách tìm đến hang cùng những rẫy chuối chen chúc nhau. Tuy đường đến hang đã đẹp hơn, rộng rãi hơn nhưng vì vậy cũng mất đi những ghềnh đá đẹp, giờ đây đoạn bờ biển từ thôn Đường Đệ ra đến bãi Tiên cũng không còn chỗ để du khách thưởng lãm vì người ta đã thâu tóm… để mở nhà hàng.
Bạn sẽ thấy gì ở hang Ông Già? Đó là một thắng cảnh hùng vĩ với những ghềnh đá, hang đá nối dài với nhau như một vịnh Hạ Long thu nhỏ được tái tạo ở
Nha Trang  Nổi bật nhất vẫn là hang với nhiều điều kỳ bí bên trong, một đường nhỏ ngoằn nghèo hình chữ Z dẫn sâu vào trong hang. Bên trong hang có một hồ tròn có thể tắm cùng lúc chục người và khi thuỷ triều xuống lúp xúp dưới mặt nước là những hòn đá cuội tròn đều đủ màu sắc óng ánh do nguồn sáng từ trên đỉnh hang rọi xuống. Xung quanh bên ngoài hang là những dãy san hô với muôn vàn loài cá, ốc các loại… thích hợp cho những tay câu sát cá, can đảm hơn bạn có thể lặn với dụng cụ lặn đơn giản để tìm những chú ốc mặt trăng, ốc ngựa, vú nàng làm món nướng nhâm nhi với bạn bè. Xung quanh hang còn rất nhiều bãi cát trắng, bãi sỏi rộng thích hợp cho các sinh hoạt tập thể cho nhóm 30 người trở xuống.

LÀNG CỔ NHA TRANG


Trong quá trình hình thành Khánh Hòa, trước khi Nha Trang chính thức trở thành thành phố thì miền đất này đã tồn tại hơn 300 năm. Chính vì thế mà trải qua bao nhiêu thăng trầm thời cuộc, trong lòng thành phố biển xinh đẹp này vẫn còn giữ lại một làng cổ với những gì rất riêng của một làng quê Trung Bộ.
Làng cổ nằm ở xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đây được đánh giá là vùng quê lý tưởng nằm cách Nha Trang chừng 4 cây số, có một con đường chính ôm bọc lấy làng quê là Hương lộ 45. Ưu thế thứ hai là làng quê dựa sát dòng sông Cái xinh đẹp cho khách sau khi tham gia chuyến du lịch đường sông ghé qua.
Trong khu vực làng cổ còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ theo kiến trúc miền Trung. Người dân ở đây quen gọi đó là cách xây dựng Bát căn dần (ba gian có 36 cột ). Đa phần các nhà đều xây dựng cách đây hơn 100 năm, cửa gỗ và rường cột có chạm khắc. Những nhà cổ ở
Nha Trang  đều còn đậm nét nhà quê với sân vườn. Cửa nhà là những tấm gỗ khá cầu kỳ.
Để thực hiện chuyến du hành làng cổ, thường du khách đi từ bến đò dưới chân Tháp Bà hay ngay bãi thuyền bên chân cầu Hà Ra. Từ đây thuyền sẽ chở khách dạo quanh sông Cái để ngắm cồn Dê, vườn dừa Ngọc Thảo, cầu gỗ Vĩnh Phương cũng như nhìn những đàn vịt bơi trên sông và thuyền bè xuôi ngược đi về. Sau đó thuyền sẽ dừng lại ở bến sông là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Từ bến sông khách sẽ thưởng thức cảm giác đi bộ trong vườn quê, hoàn toàn không có sự ồn ào thường thấy của tỉnh thành.
Để đi thăm nhà cổ, xe sẽ đón khách đi thăm một số ngôi nhà cũng nằm trong vòng ôm của xã Vĩnh Thạnh. Thường thì tất cả những ngôi nhà ở đây đều có vườn trước nhà với nhiều cây trái khác nhau. Nhà nằm lọt giữa vườn và thường có sân phơi trước nhà. Điểm độc đáo ở chỗ là hàng rào ngăn cách làm bằng cây hoa râm bụt hoặc cây duối. Con đường từ cổng vào nhà thường trồng hai loại cây chủ lực là hoa mai và cây cau.
Sau khi đi thăm các nhà cổ, khách sẽ trở lại nhà ông Nguyễn Xuân Hải để cảm nhận được một ngôi nhà cổ gần như còn nguyên sau 200 năm xây dựng. Đây cũng là một ngôi nhà khá độc đáo nằm trong một khu vườn khá lớn với nhiều chủng loại cây ăn trái. Trong vườn nhà ông Hải, khách được mời uống trà trong những chiếc tách gỗ xinh xinh, ngồi trên bộ bàn ghế làm bằng rễ cây. Khách cũng có thể ngắm nhìn đàn gà đang dắt con đi kiếm ăn hay thăm vườn cây trong ánh nắng chen trên cành lá.
Kiến trúc nhà cổ của ông Hải khá đẹp. Nơi đây còn là một “bảo tàng tư nhân với rất nhiều "đồ cổ như chén bát, tủ thờ, liễn, câu đối". Cái thú của khách còn chính là nhìn thấy cách sinh hoạt của một gia đình làng quê như nấu cơm bằng bếp "kiềng ba chân” và củi đun chính là những nhánh cây khô trong vườn. Gáo múc nước bằng gáo dừa làm trong vườn nhà. Khách cũng có thể tò mò mua vài chiếc gáo dừa hoặc bộ bình nước pha trà bằng trái dừa khô tạo nên.
Dạo chơi trên đường quê bằng xe ngựa là cái thú rất lạ, nếu không nói đó là một cảm giác hoàn toàn mới. Cứ hai khách leo lên một chiếc xe ngựa. Người lái xe ngựa đã có hơn 30 năm điều khiển chiếc xe “thế kỷ” sẽ đưa bạn đến thăm làng nghề dệt chiếu và làng nghề se nhang.
Sự hấp dẫn của chuyến đi dạo làng cổ
Nha Trang  chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với "hàng cau phía trước, bụi chuối phía sau”, còn là bắt gặp cổng làng chơ vơ trên con đường mòn băng qua những bờ ruộng theo cách nhà văn Lỗ Tấn nói "Người ta đi mãi mà thành đó thôi". 

DINH BẢO ĐẠI NHA TRANG


Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại)
Biệt thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Biệt thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp; không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy 
Nha Trang  ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Lịch sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hảidương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học 
Nha Trang . Vùng biển Nha Trang nằm gần trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì vậy người Pháp đã chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển. Người Pháp khai phá ngọn núi Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba ngôi nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người Pháp đặt tên (bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa nhất là “Les Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là “Les Frangipaniers” - Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là: Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng.
Người đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi biệt thự này làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại). Trước đây, người dân 
Nha Trang hường gọi biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương. Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó được giữ đến ngày nay.
Năm ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và nghệ thuật xây dựng cung điện.
Biệt thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống. Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.
Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh 
Nha Trang  Cửa hướng Đông của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.
Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

KHU DU LỊCH DỐC LẾT


Vị trí: Khu du lịch Dốc Lết nằm ở địa phận bờ biển Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang chừng 50km về phía bắc.
Ðặc điểm: Dốc Lết có những cồn cát trắng tinh chạy dài, cao hàng chục mét phía trên hàng dương, ngăn cách đất liền với biển.
Đi từ thành phố
Nha Trang theo quốc lộ 1A, đến ngã ba rẽ phải chừng 14km thì vào đến khu du lịch Dốc Lết. Từ đất liền, muốn ra được biển phải vượt qua cồn cát. Khi vượt khỏi cồn cát, du khách sẽ được đặt chân lên một bãi biển tuyệt vời với bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài ven biển dài gần 10km với nước biển trong xanh, tinh khiết với muôn ngàn lớp sóng nhẹ vỗ bờ chào đón.
Từ bờ đi ra khoảng 100-110m, mực nước cũng chỉ tới ngực, thoai thoải ra xa dần, không sâu như các bãi biển khác, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng thật êm ả. Nước biển trong xanh và thật sạch bởi khu vực này không có con sông nào đổ vào.
Sau những giờ nô đùa, vẫy vùng ngoài biển, du khách có thể nghỉ giải lao ở những căn chòi lộng gió, thưởng thức những món hải sản tươi như: tôm, ghẹ, cua biển, ốc nhảy, tôm tích biển, ốc gai, sò lông biển, sò dương...
Ban đêm ở đây thật yên tĩnh, du khách có thể tản bộ một vòng trên bờ biển cát trắng lung linh, xem ngư dân đánh cá, thẻ mực, câu ghẹ, bắt nghêu và thử tài làm ngư phủ.
Cảnh quan thiên nhiên trên bờ, vùng biển trước mặt của Dốc Lết đều hấp dẫn du khách. Nơi đây cũng rất gần vịnh Văn Phong nổi tiếng, một trong những điểm du lịch quốc tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao về tương lai phát triển du lịch của vùng này.
Đến Dốc Lết, ngoài khu du lịch bờ biển, du khách có thể đi thăm làng chài, đồng muối Hòn Khói, vùng Hòn Hèo.
KHU DU LỊCH BIỂN DỐC LẾT
Ninh Hải - Ninh Hòa - Khánh Hòa - Việt Nam
Tel: 84.58.849152 - 849067 Fax: 84.58.849506
Email:
docletresort@dng.vnn.vn
Dốc Lết - Cách trung tâm thành phố biển
Nha Trang 49km dọc theo Quốc lộ Bắc, Dốc Lết như được đánh thức một tiềm năng thiên nhiên sẵn có và đang trở thành một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và du lịch biển kỳ thú. Khu nghỉ mát tuyệt vời bên bãi biển mang đậm phong cách Việt Nam.
- Quý khách sẽ được nhân viên lịch sự lành nghề đón tiếp nồng hậu.
- Tất cả phòng ngủ tọa lạc tại khu tĩnh lặng, trông ra biển và dấu mình trong khu rừng hoang sơ.
Giá công bố các loại phòng & Chính sách giá: Có 54 phòng
Loại phòng Số lượng Phòng Đơn/Đôi
(VND) Phòng ba
(VND) Phòng bốn
(VND)
Nhà sàn (số lượng 44).Các giá phòng: 380.000đ, 380.000đ, 410.000đ.
Phòng loại 1 (số lượng 10).Các giá phòng: 150.000 ,170.000, 190.000 (tính theo VND).
- Giá niêm yết trên tính theo đơn vị tiền Việt và có thể thay đổi mà không cần báo trước.
- Giá đã bao gồm thuế GTGT, phí phục vụ.
- Trẻ em dưới 12 tuổi ngủ chung với bố mẹ được miễn phí.
- Giờ trả phòng quy định lúc 14:00 chiều.
- Giảm giá đặc biệt cho khách ở dài hạn và khách có hợp đồng trước. 

- Tivi màu vệ tinh.
- Giặt ủi trong ngày.
- Thu đổi ngoại tệ.
- Điện thoại & fax gọi trực tiếp quốc tế.
- Nhà hàng Á.
- Quầy bar rượu Dốc Lết.
- Phòng Karaoke.
- Sân tennis.
- Bãi đậu xe rộng thoáng.
- Bi da các loại.
- Dịch vụ Internet & thư điện tử.
- Massage & tắm hơi.
- Quầy bán hàng lưu niệm.
- Cho thuê xe du lịch.
Các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển:
- Tắm nước ngọt.
- Ghế bố.
- Giường nằm phơi nắng.
- Chiếu.
- Võng.
- Bạt.
- Ki ốt.
- Dù che nắng.
- Phao bơi. - Áo phao.
- Gương lặn.
- Bóng đá, bóng chuyền.
- Đồ tắm.
- Gởi đồ.
- Thúng chai.
- Bóng chuyền bãi biển.
- Đưa khách tham quan đảo.

NGẮM CÁ VOI TRONG BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC


Bảo tàng Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hải dươnghọc) thường được du khách chọn là điểm đến đầu tiên khi du lịch Nha Trang  Đây là thế giới với nhiều loài cá biển đa dạng, nhiều mẫu vật biển và các công trình nghiên cứu khoa học về biển. Thành lập từ năm 1923, đến nay, Bảo tàng của Viện Hải dương Học Nha Trang đã có một bộ sưu tập phong phú với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt.
Trong khuôn viên Bảo tàng, khu vực trưng bày các mẫu vật rộng 250m2, phần lớn diện tích trưng bày những hình ảnh về cá voi. Đối với ngư dân Việt, những câu chuyện về cá voi đã trở thành huyền thoại, đến mức cá voi còn được gọi tên là cá Ông (ông Nam Hải). Tại khu vực này, ấn tượng đầu tiên của du khách chính là bộ xương cá voi lưng gù khổng lồ với chiều dài 19m và nặng gần 1 tấn. Trong quá trình đào mương làm thủy lợi, ngày 5-13-1994, người dân xã Hải Hậu, tỉnh Nam Hà đã phát hiện bộ xương cá voi nằm ở dưới lớp đất sâu 1,2m. Địa điểm phát hiện cách biển 4km theo đường chim bay. Việc di chuyển bộ xương cá voi và khôi phục toàn vẹn mẫu vật để trưng bày như hiện nay là quá trình công phu của các cán bộ Viện Hải dương học
Nha Trang  Tại Bảo tàng còn có bộ xương bò biển Dugong. Dugong bị chết ngày 22-1-1997 tại Lò Vôi, vườn Quốc gia Côn Đảo, Vũng Tàu và được nơi đây tặng lại cho Viện Hải dương học Nha Trang vào tháng 11-1997. Bộ xương dài 273cm và nặng gần 300km.
Ngoài bộ xương cá voi nói trên, Bảo tàng Hải dương học còn trưng bày nhiều hình ảnh giới thiệu về những bộ xương cá voi khác. Đó là bộ xương cá voi chết năm 1995 tại đảo Thổ Chu của Bảo tàng Quảng Ninh, hiện đã được phục chế; bộ xương cá voi chết và dạt vào huyện Tiền Hải tháng 5-1995 của Bảo tàng tỉnh Thái Bình. Bộ xương dài 13,5m, gồm 13 đôi xương sườn. Ở Bảo tàng biển Đồ Sơn - Hải Phòng còn có bộ xương cá voi Bắc Cực dài 15m. Một bộ xương cá voi khác thuộc loại “tên tuổi” hiện đang được lưu giữ tại Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) có chiều dài 20m, được phát hiện từ năm 1850, thuộc loại cá voi vây.
Bên cạnh việc giới thiệu các bộ xương cá voi đang được lưu giữ tại nhiều nơi trên đất nước, khu trưng bày còn sử dụng máy chiếu để giới thiệu về đời sống của các loài cá voi trên thế giới. Như con cá voi lưng gù đang là loài quý hiếm, hiện chỉ còn 2.500 con. Cá voi lưng gù là loài cá voi răng lược có kích thước đạt đến 19m, con mới sinh có thể nặng 1,4 tấn. Chúng có thể di chuyển một hành trình dài 8.000 km. Cá voi đầu bò phương Bắc cũng nằm trong “sách đỏ”. Chúng có chiều dài 18 - 20m, nặng từ 30 - 80 tấn và hiện cũng chỉ còn chưa tới 300 con trên toàn thế giới.
Khu trưng bày còn giới thiệu nhiều loài cá voi khác như: cá voi Đê Ni, thường sống tập trung ở vịnh California, cá voi vây, cá nhà táng, cá voi đầu bò phương Nam, cá voi nhỏ… Hấp dẫn nhất chính là hình ảnh giới thiệu về con bò biển huyền thoại, được coi là Mỹ nhân ngư trong các câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp. Bò biển khi hú lên giữa đại dương giống như tiếng hát của người phụ nữ.
Khu trưng bày cá voi tại Bảo tàng Viện Hải dương học
Nha Trang ngoài việc cho người xem một cái nhìn khá tổng quát về loại cá khổng lồ của đại dương còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ loài sinh vật biển đang có nguy cơ diệt chủng này. 

BÁNH MÌ NHA TRANG


Thật là thiếu sót khi bạn đã từng đến Nha Trang (KhánhHòa)mà chưa ăn thử một ổ bánh mì ở đây. Ăn rồi mới thấy, bánh mì Nha Trang không giống với bánh mì ở bất cứ nơi nào!
Cái khác trước nhất là độ giòn và đặc ruột. So với bánh mì Sài Gòn xốp và thơm mùi bơ, bánh mì
Nha Trang hoàn toàn khác hẳn. Độ giòn của bánh mì Nha Trang có lẽ khiến người ta ăn một lần nhớ mãi, mùi thơm đặc trưng của bột nướng, không bơ khiến ổ bánh mì ăn không thấy ngán. Cái khác thứ hai nữa là về hình thức, bánh mì Nha Trang đặc biệt có hai đầu nhọn, nhiều người bị “ghiền” phần này, cầm đến ổ bánh mì là bẻ hai cái chóp “thanh toán” trước tiên!
Có người cho rằng, người Pháp đã đem vào Việt Nam món bánh mì, nhưng khi người Việt tiếp thu cái công nghệ bánh mì này, họ đã làm cho nó hoàn thiện hơn, Việt Nam hơn và… ngon hơn cả bánh mì của Pháp. Nhiều người còn cho rằng, bánh mì
Nha Trang hơi giống với bánh mì baguette của Pháp. Tuy nhiên, nói không quá, đã “kết” bánh mì Nha Trang rồi, chắc có lẽ bánh mì baguette cũng không “xi-nhê”! Bánh mì Nha Trang ngon nhất là khi vừa mới ra lò. Bánh giòn mềm, nóng hổi; ngồi nói chuyện chơi, có khi ăn hết một ổ hồi nào không hay. Chính vì không có mùi bơ mà bánh mì Nha Trang ăn với gì cũng ngon: chấm với sữa đặc có đường, chấm với đường, quết bơ, ăn với trứng ốp-la… Thậm chí, nhiều người còn khoái ăn bánh mì chấm với… xì dầu hoặc nước mắm ớt tỏi!
Nếu chỉ tính bánh mì ổ, không tính những tiệm bánh lớn như Thiên Hòa, Đức Phát bán chủ yếu bánh mì mềm sandwich thì, 2 “tập đoàn” bánh mì có tiếng ở
Nha Trang chính là “Ba Lẹ” và “Nguyên Hương”.
Bánh mì Ba Lẹ nổi tiếng với nhân thịt nguội (chả lụa, pâte, jambon…) và đặc biệt là nhân cá. Cá ở đây là cá bò hay cá ngừ, nhưng được chế biến ngon không thua gì cá hộp. Bí quyết riêng của Ba Lẹ không chỉ chế biến từ cá mới đánh bắt tươi xanh mà còn là những gia vị mà có lẽ khó có nơi nào bắt chước được. Một ổ bánh mì 6.000 đồng, kèm với ly cà phê sữa cho buổi sáng là vừa túi tiền của giới công chức hay người lao động.

Bánh mì Nguyên Hương không cầu kỳ với đủ thứ nhân như Ba Lẹ nhưng có cái ngon kiểu khác, thanh tao hơn, thích hợp cho những người không thích nhiều gia vị. Một gắp hành lá chẻ sợi, miếng dưa leo xắt mỏng, dài đặt dọc theo ổ bánh rồi sau đó hàng loạt miếng chả lụa, chả quế sắp theo, xịt chút xì dầu, rưới tí muối tiêu, thêm vài lát ớt là xong. Cái ngon của bánh mì Nguyên Hương là không quá béo, ăn vừa miệng, không ngán, rất thích hợp cho những chuyến đi chơi xa, dã ngoại. Nhiều người thích bánh mì Nguyên Hương bởi ở đây chỉ bán bánh mì mới ra lò, không qua hơ lửa. 5.000 đồng một ổ đáp ứng nhu cầu cho đa phần dân chúng ở đây và cho cả khách du lịch muốn thưởng thức món ẩm thực đạm bạc, bình dân!
Bánh mì
Nha Trang hiện diện trong bữa ăn sáng, ăn trưa hay trên cả bàn tiệc sang trọng tùy theo món chấm đi kèm với nó. La-gu, cà-ri, bò sốt vang, bò kho, bao tử nấu tiêu… ăn với bánh mì đều ngon. Bình dân nhất ở các hàng bánh canh, bún cá đều kèm theo bánh mì (hàng bún cá mà không có bánh mì quả là điều thiếu sót lớn!). Bánh mì có thể chấm với nước lèo bánh canh, bún cá. Đặc biệt hơn, bánh mì bỏ nhân chả cá, chế thêm chút nước mắm ớt ngọt đặc sệt vào mới ngon. Đặc biệt nữa, ở các hàng bún cá thường có thêm món bánh mì xíu mại. Viên xíu mại mềm, đậm đà, vừa miệng, ăn với bánh mì mới ra lò ngon hết ý!
Mấy năm sau này, khi phố Tây
Nha Trang bắt đầu hiện diện trong các cuốn guidebook thì ở đường Hùng Vương xuất hiện hàng loạt hàng bánh mì bò né. Làm nên thương hiệu cho một con phố hẳn hoi, đúng kiểu bò né Nha Trang với giá cả khá mềm và đảm bảo ngon. Không chỉ khách du lịch trong nước ưa thích mà đa phần khách Tây cũng ưa chuộng.
Chính trạng thái giòn giòn rất riêng của bánh mì
Nha Trang mà có cửa tiệm chỉ bán bánh mì với khoảng 18 món, lấy tên là GIÒN (đường Lê Thành Phương). Với cách bài trí trẻ trung, sinh động, GIÒN đã làm tăng thêm sự ngon miệng cho thực khách khi thưởng thức món bánh mì!
Bánh mì
Nha Trang vừa rẻ mà ngon, được nhiều người ưa chuộng. Ở Nha Trang  lúc nào bạn cũng có thể kiếm được ổ bánh mì mới ra lò bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Có thể là ổ bánh mì mua ở xe dọc đường hay ở các quán bún cá, bánh canh và ngay cả trong các nhà hàng sang trọng. Bánh mì Nha Trang đã thành thương hiệu của người Nha Trang  ai đi xa cũng thấy nhớ... 

BÁNH ƯỚT NINH HÒA

Bánh ướt Ninh Hòa - Món ăn dân dã và nổi tiếng.

Ninh Hòa không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh non nước hữu tình, mà còn nổi tiếng với các món ăn như: Nem chua, bún lá cá dằm (Ninh Quang), đặc biệt là món bánh ướt ở Ninh Bình…
Có thể nói, bánh ướt Ninh Hòa là một món ăn dân dã nhưng rất ngon
miệng. Nó không chỉ được người trong tỉnh biết đến mà còn thu hút đông
đảo khách ở các địa phương khác.

BÁNH CANH CHẢ CÁ NHA TRANG



Bánh canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn bằng được. Có hai loại chả cá: Chả hấp và chả chiên, đều có vị ngọt thơm, hấp dẫn như nhau.

Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn. Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều, hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có mầu vàng.
Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.
Buổi xế chiều từng hàng bánh canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa chả cá chiên vàng, một khay chả cá hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh được cắt thành từng miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng múc tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi...
Thực khách vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm ớt, tỏi, xì xà, xì xụp húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp hành tây thái mỏng, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có năm ngàn đồng một tô bánh canh, đĩa chả cá hấp một ngàn đồng. Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy hương vị.
Bonus: các địa điểm bánh canh ngon ở Nha Trang :
- Bánh Canh bà Thừa trên đường Yersin.
- Bánh canh ở sát bên tòa án Thành Phố, đường Nguyễn Trãi.
- Bánh canh Đầu cá thu đầu đường Vân Đồn.
- Bánh canh cửa bé.
..... và còn rất nhiều địa điểm khác nữa.

BÚN SỨA NHA TRANG



Buổi sáng, điểm tâm món bún sứa với chả cá (hoặc cá dầm) nóng hổi, kèm theo giá sống và bắp chuối non xắt mỏng, trong cái gió biển hây hây thì còn gì bằng. Món bún sứa Nha Trang phong phú sắc màu và đậm đà hương vị.

Món sứa là nguyên liệu chính trong tô bún nóng hổi
gồm có sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ, chả cá hấp hoặc chả cá viên có điểm
thêm mùi thơm của đậu phụng rang, vài lát ớt cay và không thể thiếu vị
mặn nồng nàn của mắm ruốc. Thịt sứa mát và giòn, nhất là chân sứa, mùi
vị đặc biệt khó quên dù trộn chung với thịt, cua, tôm...
Đến thành phố biển Nha Trang, bạn đừng quên thưởng thức món bún sứa.
Những người xa Nha Trang, khi trở về thăm thành phố cũ, thường không
quên ghé lại quán bún sứa bên đường để thêm một lần thưởng thức món ăn
đượm đầy mùi vị quê hương.
Tiến Đạt

BÁNH TRÁNG CHẤM MẮM RUỐC NHA TRANG

Cách đây vài năm dọc đường Trần Phú bán đầy rẫy, nhưng vì văn minh cho Nha Trang trong mắt du khách, nên các hàng quán "bánh tráng chấm mắm ruốc" di dời vào Công viên Yến Phi, đường Nguyễn Chánh xung quanh trường CĐSP...

Đã là người Nha Trang sống ở Nha Trang hay đi đâu xa cũng không bao giờ quên

nỗi hương vị món ăn đơn sơ, giản dị " bánh tráng chấm mắm ruốc" này.

GÀ CHỈ CAM RANH


Gà "chỉ" Cam Ranh-nét đặc trưng ẩm thực mới cho dân sành ăn
Cũng giống như cái tên quán " chè hé" ở đường 3/2 Đà Lạt- nghĩa là cái quán này bán chè cánh cửa lúc nào cũng mở he hé, không đưa bảng hiệu thành ra 1 cái tên chết của quán luôn.

Gà "chỉ" Cam Ranh, nghĩa là khách đến quán bước ra vườn tự tay chọn lựa gà. Khách chỉ con nào, chủ quán bắt con ấy. Muốn chế biến món gì, chủ quán sẽ làm. Nếu không phải dân "sành ăn", có thể nhờ chủ quán “tham mưu”:Làm món gì- gà hấp, nướng, nấu lá giang, luộc, bóp gỏi, chiên mắm, nấu cháo… Thích gà mái hay gà trống?..........

Chú ý: Gà mái luộc mau mềm, còn gà trống nặng cân, xương cứng nên thường được ăn nướng. Nhà bếp mau chóng cắt tiết, làm lông tại chỗ.

Điều khác biệt làm nên tiếng ngon đồn xa cho món gà chỉ Cam Ranh à nhờ chủ quán lấy gà của người dân tộc vùng núi, lông đen, chân nhỏ, được thả rong nên thịt săn chắc, không mỡ, không bệu, chân vàng...

Chỉ trỏ chọn lựa xong, rửa tay rửa mặt, ngồi thư giản dưới bóng cây, chờ món ăn dọn lên 

TẮM BÙN NHA TRANG NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Được mệnh danh là "Địa trung hải của Việt Nam", "Thành phố Rio de Janeiro của miền Trung Việt Nam", thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) giống như một "chiếc boong tàu đầy nắng" với các điểm và cụm du lịch hấp dẫn: Tháp Bà, Hòn Tằm, Hòn Lao, Hòn Mun, Hòn Hèo, suối Hoa Lan, Vịnh Nha Trang (mới được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới)..
Đặc biệt, ngoài các ngọn núi, bãi biển, cầu cảng..., du khách còn được thưởng thức một "đặc sản" mới lạ: tắm bùn. Tắm bùn được chia thành 8 giai đoạn, chủ yếu gồm những công đoạn chính sau đây:
* Sau khi thay đồ tắm, du khách được hướng dẫn làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng trong một cái sân với nhiều vòi nước phun lên từ mặt đất.
* Sau đó là công đoạn chính: tắm bùn, thoa bùn lên mặt, lên tóc và dội khắp thân thể.
* Sau 15 phút ngâm bùn, bạn được hướng dẫn công đoạn thứ ba là phơi nắng, để da có thời gian hấp thụ những khoáng chất trong bùn.
* Phơi nắng xong, nhân viên hướng dẫn lại yêu cầu mọi người tắm cho sạch bùn, sau đó ngâm người trong hồ chứa nước khoáng nóng, hồ bơi, thác nước, cuối cùng là khâu "ôn tuyền thuỷ liệu pháp". Điều đặc biệt là cứ hết một công đoạn nước lạnh lại đến một công đoạn nước nóng, xen kẽ nhau như vậy đúng 4 lần.
Thác nước khoáng ấm và "ôn tuyền thuỷ liệu pháp" là hai dịch vụ mới của Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà. Đây thực chất là hình thức massage, xoa bóp, nhưng là massage, xoa bóp bằng nước. Ở thác nước khoáng ấm, nước từ trên thác chảy xuống mạnh và "nặng" như những động tác đấm bóp bằng tay khiến bạn quên đi mệt mỏi. Còn với "ôn tuyền thuỷ liệu pháp", bạn sẽ được xoa bóp toàn thân với hàng ngàn tia nước ấm phun rất mạnh từ hai bức tường đá xây song song và cách nhau khoảng 1m. Ngoài hai công đoạn bị giới hạn thời gian: ngâm bùn (15 phút) và ngâm nước khoáng nóng (40 phút), du khách có thể thỏa sức ngâm, tắm mà không thấy chán.
Có một điều chú ý nhỏ dành cho du khách khi đến tắm bùn để chữa trị những bệnh lý hay chỉ để thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc, để tác dụng của việc tắm bùn thật hiệu quả bạn không nên tắm lại bằng nước lạnh, và nhất là tắm lại bằng xà phòng (bao gồm các lọai xà phòng có chất tầy rửa cao hay thấp đều không nên), vì khi tắm lại bằng xà phòng bạn sẽ làm trôi đi lớp khoáng chất của bùn còn lại trên da làm giảm bớt tính hiệu quả của bùn.
Lưu ý khi đi tắm bùn khoáng nóng ở những người suy tim cấp, khi ngâm tắm toàn thân có thể gây nên các phản ứng như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, choáng váng. Cần chú ý nhiệt độ, thời gian tắm khác nhau của mỗi người. Sau mỗi lần tắm ngâm toàn thân phải lau khô người và nằm nghỉ 10-20 phút.

NƯỚC MẮM CỬA BÉ ĐẶC SẢN CỦA NHA TRANG

Khách du lịch mỗi khi có dịp đến thành phố biển NhaTrang đều cố gắng tìm cho được vài chai nước mắm Cửa Bé, niềm tự hào của người dân nơi đây, để dùng dần hoặc làm quà cho bạn bè, người thân.
Cửa Bé là làng chài ven biển (nay thuộc phường Vĩnh Trường), cả trăm năm nay bà con sinh sống chủ yếu nhờ nghề chế biến nước mắm. Đi qua đường Võ Thị Sáu đến bến cá Vĩnh Trường, lúc nào cũng thấy người mua kẻ bán, nhất là khi tàu cá trở về sau chuyến đi biển thắng lợi. Tại đây, mùi nước mắm trộn trong không gian, thậm chí còn thấm vào quần áo. Người ta gọi đây là con đường nước mắm quả không sai.
Nước mắm Cửa Bé trở thành tên gọi quen thuộc từ khi người dân làng chài đựng mắm trong những thùng gỗ, chở xe đạp đến từng ngõ, từng nhà rao bán. Hiện thứ nước chấm này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng. Cả làng có hơn 200 hộ chuyên làm nước mắm, nhiều hộ đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như
NhaTrang, Hải Việt, Ngọc Hoài, Ngọc Hải...
Để làm được loại nước mắm này thì ta phải chọn loại cá cơm ngoài khơi, biển
NhaTrang có một bãi cát mênh mông, là nơi sinh sống của loài cá cơm, nguyên liệu tốt nhất để làm nước mắm. Cũng là cá cơm nhưng cá ở đây có mùi thơm kỳ lạ, tạo nên vị đặc trưng cho nước mắm Cửa Bé.
Cá cơm sau khi đánh bắt ở biển về thường để cho ươn rồi mới chế biến nước mắm bằng cách trộn với muối theo tỉ lệ 1/1. Ngày xưa, các nhà làm nước mắm (còn gọi là nhà thùng) ướp cá trong các thùng bằng gỗ, mỗi thùng chứa vài trăm kg rồi dùng vỉ tre nén chặt, đậy nắp cho cá ngấu (chín rục cùng với muối).
Từ lúc chèn cá đến khi cho ra loại nước mắm đầu tiên (gọi là nước mắm sống) phải mất khoảng 6 tháng. Sau khi lấy nước mắm sống, người ta cho muối vào thùng cho đến khi mắm có màu trong vàng, lúc này gọi là nước mắm nhĩ. Nước mắm nhĩ có độ đạm cao (trung bình 36%) dành để ăn sống, nghĩa là không pha chế. Sau giai đoạn lấy mắm nhĩ, người ta tiếp tục đổ muối vào để làm nước mắm loại hai. Khâu cuối cùng là dùng xác cá nấu với muối, pha thêm nước màu đường để làm loại nước mắm dùng chế biến món ăn.
Hiện kỹ thuật chế biến nước mắm đã thay đổi khá nhiều. Nhà sản xuất thay thùng gỗ bằng thùng hoặc hồ xi măng, thời gian ủ cũng rút xuống còn bốn tháng nhưng hương vị nước mắm Cửa Bé vẫn không thay đổi. Hình ảnh các nhà thùng chở nước mắm đến từng gia đình rao bán đã trở thành quá khứ, thay vào đó là máy bơm, ống hút đổ vào bình nhựa hoặc dùng máy móc đóng chai, dán nhãn. Nghề làm nước mắm phát triển góp phần giúp cuộc sống của người dân làng chài no ấm, đủ đầy hơn. 

XÁ XÙNG MÓN NGON CAM RANH


Xá sùng: Món ngon mà lạ ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Đặc sản này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. là có tiếng hơn cả. Con xá sùng chính là con giun biển, lớn hơn giun đất, đẹp đẽ hơn. Nó sống ở các đụn cát ven biển (nơi giao lưu giữa sông và biển). Xá sùng ngày càng có giá do được dân nhậu yêu thích.
Việc phát hiện ra con xá sùng và đưa vào làm món ăn, lúc đầu chỉ với mục đích để nhậu chơi cho vui. Không ngờ sau đó, món ăn này được dân nhậu đồn xa, các nhà hàng đi tìm tới nơi đặt mua. Thế là đến nay, giá mỗi ký xá sùng đã lên tới 70.000 đồng, còn một đĩa xá sùng lèo tèo cũng đã 30.000 đồng.
Xá sùng loe ngoe không có gì hấp dẫn. Người đầu bếp cắt khúc, lộn lại cho sạch ruột như lộn ruột heo non, chẻ ra rồi xát muối cho khỏi tanh. Thế là con xá sùng trở nên trắng nõn, dễ thương. Người nhậu nếu thấy con xá sùng lúc còn sống, trườn trong đất chắc không dám ăn. Nhưng xá sùng nướng lên thì thơm và ăn rất ngọt. 

HƯỚNG DẪN DU LỊCH NHA TRANG

Sơ lược
Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây.
Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Đặc biệt ở 
Nha Trang có nhà ga lớn nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang.Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.
Đi những đâu?
Nhìn về hướng Ðông - Nam
Nha Trang có một cụm đảo nằm liền nhau, lớn nhất là Hòn Tre rộng gần 25km2. Ra đảo bằng thuyền buồm mất 2 giờ đồng hồ trong khi đi thuyền máy khoảng 20 phút. Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Nha Trang cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km. Từ đây nhìn thẳng ra khơi còn một số đảo nhỏ nữa. Chính những đảo này với ưu thế biển kín, sạch làm thành những bãi tắm yên tĩnh, đẹp tuyệt vời cho Nha Trang  Khi tham quan đảo du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa với tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á qua đảo Hòn Tre nối liền khu du lịch Vinpearl với cảng Cầu Đá.Ở vùng phía Tây Nha Trang là đồi núi bạt ngàn với những đỉnh cao trên dưới 1000m, có nhiều thú, chim. Du khách có thể tham gia những buổi đi săn lý thú.
Một nơi nữa cũng nổi tiếng không kém đảo Hòn Tre đó là đầm Nha Phu, là một trong hai đầm lớn nhất 
Khánh Hòa  Đầm Nha Phu nằm dưới chân Hòn Hèo cách thành phố Nha Trang khoảng 15km, đầm chạy dài khoảng chục cây số và rộng khoảng 1500 ha.Nơi đây đã mọc lên nhiều khu nghỉ mát lý tưởng, mang đến cho du khách dấu ấn khó phai: Hòn Lao, Hòn Thị, Suối Hoa Lan và khu nghỉ mát Ninh Vân với những nếp nhà gỗ nằm sát mép nước
Đầm Nha Phu
Đến Nha Trang muốn ra thăm đảo mà ngại đi ra quá xa thì ghé qua Hòn Miễu thuộc vịnh Nha Trang  Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất trong số các hải đảo ở Nha Trang  chỉ mất hai mươi phút bằng thuyền máy là đến nơi. Trên đảo có hai địa điểm tham quan du lịch là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi Sỏi. Thủy cung Trí Nguyên là bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển , sinh vật biển theo mô hình mở. Nằm cách hồ cá Trí Nguyên chừng vài trăm mét bằng cách băng ngang qua đảo. Gọi là Bãi Sỏi vì bãi tắm ở đây không hề có cát mà chỉ thấy toàn sỏi đá, tròn vo, nhẵn thín từ bờ chạy ra biển nước trong xanh nhìn thấy đáy. Bãi Sỏi còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, trước mặt là biển, sau lưng là khu rừng nguyên sinh với nhiều đại thụ và dây leo chằng chịt. Một nơi cũng quen thuộc gắn liền với cái tên Nha Trang khi mà người ta nhắc đến là Hòn Chồng. Một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang  thuộc khóm Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên.

Tham quan biệt thự Cầu Đá- Lầu Bảo Đại cách trung tâm thành phố 6km, là một di tích lịch sử văn hoá, một cụm khách sạn biệt thự nổi tiếng của thành phố Nha Trang Và đây cũng là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu. Nó được xây dựng trên 3 ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Bạn đã từng biết đến tháp Chàm ở Quảng Nam, Ninh Thuận thì ở Nha Trang cũng nổi tiếng không kém bởi tháp Bà một di tích của người Chăm vẫn còn tồn tại nơi đây. Dường như du khách nào đến Nha Trang cũng đi thăm tháp Bà. Quần thể tháp Bà Nha Trang đã tồn tại trên thế kỷ, gồm có 4 tháp công trình này đã từng bị tàn phá bởi chiến tranh và đã được xây dựng lại nhiều lần.

Tháp Bà
Đi lần vào trong tháp chính du khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao 22,48m đặt tượng nữ thần Ponagar bằng đá mà trước kia được là bằng vàng đã bị đánh cấp. Tượng cao 260cm có 10 tay ngồi trên một Yoni vuông vức cạnh 150cm. Tới đây, du khách thường cúng bái, xin quẻ cầu mang lại may mắn, cầu tài cho gia đình. Du khách sẽ có cơ hội tham gia những lễ hội đặc sắc diễn ra hằng như lễ hội thay áo và tắm bà.

Thác Yangbay

Đi khoảng 45km nữa, du khách sẽ đến được thác Yangbay nằm lọt sâu trong rừng nguyên sinh màu mỡ và những dãy núi, ở độ cao 100m so với mực nước biển. Khi đến đây rồi thì bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành mát dịu của vùng bán đảo sơn địa, khung cảnh núi rừng, thác hòa quyện nhau với nhau. Sau đó ghé sang thác nhân tạo Yangkhang(Yangbay1) du khách sẽ tha hồ đằm mình trong thác nước trong, mát lạnh.

Rời thác Yangbay đến đảo Khỉ như một Hoa Quả Sơn với vài ngàn con khỉ. Ở đây, không chỉ có khỉ mà còn có đáy biển rất đẹp. Lặn sâu dưới đáy là những thủy cung : những đám hải quỳ như thảm hoa xao động, từng đàn cá đầy màu sắc bơi lượn trong những đám san hô, những đám san hô nở toe như những hoa hồng đại dương. Nhưng du khách nào “ghiền” độ cao sẽ leo lên những vách núi cheo leo để thử sức hay thám hiểm hang động sâu dưới hang nước. Du khách có thể đứng trên mỏm đá cao nhất của Hòn Chồng để ngắm cảnh biển, nhìn bầu trời xanh. Nhìn xa xa là Hòn Yến, cảng Cầu Đá, những hàng phi lao.

Đến thăm ngôi chùa Long Sơn hay còn gọi là chùa Phật Trắng tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy-Nha Trang. Chùa được xây dựng cách đây hơn một trăm năm và bây giờ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Khánh Hòa  Tọa lạc trong một khuông viên rộng 44.5m, dài 72m. Bên cạnh chùa là Giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa  Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. Chùa có bức tượng Kim Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật Trắng)được xếp vào sách kỷ lục Guiness Việt Nam : “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm.
Du khách không những được vui chơi, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp mà đến đây còn được thưởng thức những món ăn đậm chất Nha Trang  Với món bánh canh không giống bất kỳ ở một địa phương nào hết, chất ngọt của cá ở nơi đây cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên cho những ai đến đây.
Suối Ba Li
Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, suối Ba Li nằm trên địa bàn 2 xã Cam Tân và Cam Hòa, huyện Cam Lâm (trước kia thuộc thị xã Cam Ranh).

Suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến, là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Người dân địa phương gọi tên hồ này theo tên con suối gần nó nhất là hồ Ba Li. Đây là một trong những hồ chứa nước lớn của miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi có hồ chứa nước này, toàn bộ các suối trên đổ về sông rồi chảy vào đầm Thủy Triều, Cam Ranh.

Hồ Ba Li được xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1997. Với diện tích lưu vực 59,4km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân và năng lực tưới tiêu theo thiết kế là 2.300 ha. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn hầu như ít có sông suối nào chảy qua nên toàn bộ điều kiện tưới tiêu phụ thuộc vào hồ chứa nước, nguồn nước từ các suối đổ về.

Suối Ba Li là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại và vẫn còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…
Có nhiều đường đi đến suối Ba Li. Từ trung tâm TP.Nha Trang theo đường 23/10, đi thẳng Quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Cam Lâm, qua đường nhíp khoảng 1 km, có tấm bảng lớn chỉ đường vào Làng xã hội Cam Tân. Rẽ theo đường này đi khoảng 3km là đến suối Ba Li. Đường vào suối được láng nhựa, qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình, yên ả. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li. Không khí bắt đầu mát mẻ có lẽ do mặt thoáng của hồ rộng chăng? Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh, nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng dày đặc, xanh um. Càng đi lên, không khí càng dịu. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Cái khác biệt của suối Ba Li so với nhiều suối khác đã đưa vào khai thác du lịch là dòng suối này có nhiều đường nhánh rẽ, do đó muốn qua bờ bên kia để cắm trại, khách phải lội qua các dòng nước này. Điểm đặc biệt nữa mà ở những nơi khác không thấy là ở đây có nhiều bãi cát (dạng bãi bồi) cho khách cắm trại, gần sát với mặt nước, tạo cho khách cảm giác giống như cắm trại bên bờ sông mà lại nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống.
Chọn một bãi cát bên kia suối, khách bắt đầu xắn quần lội qua. Tuy khoảng cách chỉ có 2m nhưng rất khó qua vì đá có nhiều rêu, dễ trơn trợt. Tuy nhiên, nước bên dưới không sâu lắm, chỉ đến quá đầu gối một chút. Chịu ướt thì qua cái một, còn không thì nhón nhén trên đá cho đồng đội kéo qua.
Bên kia “bãi bồi”, dưới một tán cây to, bóng nắng hầu như chỉ xuyên qua lốm đốm. Nắng nhẹ và nhạt nên không sợ “cháy” da. Trải tấm bạt, đội hậu cần bắt đầu chuẩn bị. Gà làm sẵn, lấy gia vị ra ướp. Một nhóm khác đi kiếm củi khô. Trong chốc lát một con gà được nằm trên giàn nướng. Bếp ga mini nấu nồi lẩu gà lá… me hái trong rừng. Đồ ăn nguội mang theo… Thế là có bữa trưa đơn giản mà ngon!
Ăn xong, du khách có thể nằm lơ mơ trên đá một chút, hoặc thơ thẩn đâu đó xong tắm suối, chơi trò chơi, hay thám hiểm rừng… Rừng ở đây có một loài hoa màu trắng nhỏ xíu, mọc thành từng vạt, lấp lánh trong nắng, rất đẹp! Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai… cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời!
Hãy thử vui chơi suối Ba Li vào một ngày cuối tuần để tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người!
Hồ Tiên
Hồ và suối cùng nhau tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách đến tham quan. Biết bao giai thoại đã có ở vùng hồ suối này.
Nhà thơ Đinh Phong đã cảm tác cảnh vật với huyền thoại tại đây như sau:
“Suối Tiên nước chảy lững lờ,
Tiên đi đâu để bàn cờ rêu phong?

Mây trôi ngày tháng theo dòng,

Bền gan đá vẫn ngày mong đêm chờ.
Chờ mong sắp sửa cuộc cờ.
Thú vui chung cả đôi bờ Bắc Nam.
Động tiên chưa bén gót phàm.
Hồ tiên sóng vẫn gợn chàm long lanh.
Cây cao hoa lá sum cành,
Ráng mây nỡ để nặng tình nhớ thương.”

Sở dĩ gọi bằng hồ Tiên vì nhân gian có lời truyền rằng ngày xửa ngày xưa tại nơi đây có tiên xuống tắm mát. Thực tế hồ có cảnh quan vừa trữ tình, vừa tuyệt mỹ cũng đáng gọi là hồ Tiên rồi, chẳng cần rõ ngày xưa kia có tiên xuống tắm thật hay không.

Nước hồ trông thấy tận đáy, có cát trắng phau. Chỉ cần nhìn thấy đã thích, không cần đợi tới việc bơi lội, vùng vẫy trên mặt nước.

Ở vùng hồ suối này còn có những điểm đặc biệt khác:
- Trên một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng nữa nằm dưới nước nữa ở trên bờ, có in chữ “điền” và chữ “khẩu” Hán tự, nét đã mờ rêu. Chung quanh có một ít đá vụn vỡ hình tròn do mưa gió mài mòn. Người ta bảo rằng đây là bàn cờ Tiên.
- Ở suối phía trên, nhiều hòn đá chồng chất lên nhau tạo thành hang động, nhiều chỗ có thể dùng làm chỗ ngồi nghĩ chân, thư giãn. Chung quanh có nhiều cây rậm mát và hoa rừng toả mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Người ta cũng nói rằng đây là động Tiên.
Vì đã có động Tiên, bàn cờ Tiên, hồ Tiên cho nên gọi con suoi đẹp mỹ miều kia là suối Tiên cũng phải.Có một giai thoại lí thú:
“Người ta nói rằng thuở xưa các tiên ông, tiên bà, tiên cô xuống chơi ở vùng này. Tiên ông ngồi đánh cờ, tiên bà ngoạn cảnh. Ai mỏi mệt thì vào động nghĩ ngơi.
Một hôm có một tiên ông vì quá chén ngủ quên trong hang động, lúc tỉnh dậy một mình đi xuống suối. Bất ngờ lúc ấy có nhiều tiên nữ đang tắm phía dưới.
Tiên ông khoái mắt, cũng như người trần tục, phá lên cười một cách thoả thích. Các tiên nữ giật mình hổ thẹn, vụt bay vút lên trời, bỏ lại cả xiêm y trên bờ hồ. Những xiêm y này biến thành mây ngũ sắc bay vờn trên các cây cổ thụ...” 
Còn một truyện khác cũng thường được nhắc đến trong các tour dã ngoại tới đây:
“Trong thời kì các tiên còn đến chơi vùng suối hồ này, có ông khổng lồ đến ngoạn cảnh. Ông bước chân lên những tảng đá đầy rong rêu, vì lơ đễnh nên bị trượt chân. Ông giật mình, chân bấm vào đá, tay bấu vào vách đá cho khỏi té ngã. Ông khổng lồ chống quá mạnh đến nỗi bàn tay lún vào đá, một khoảnh vách bị bể vỡ văng ra tận mé cửa biển Cù Lao, hóa thành hòn chồng Đực, hòn chồng Cái. Vì đó mà có dấu tay trên hòn đá chồng cho đến ngày nay. Còn chân ông bấu cũng mạnh quá, đến nỗi lưu dấu mãi mãi ở suối Tiên.”
Cụm thắng cảnh du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô
Cách Nha Trang khoảng 80km về hướng bắc là cụm du lịch liên hoàn Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô, một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á, vượt hẳn biển Phuket ở Thái Lan và có thể sánh với những thắng cảnh tuyệt vời trên thế giới. Đó là niềm tự hào và vinh hạnh cho du lịch nước ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao như thế.

Hấp dẫn danh thắng Đại Lãnh

Phong cảnh Đại Lãnh được liệt vào hàng danh thắng của đất nước từ thời vua Minh Mạng được chạm vào một trong cửu đỉnh ở Huế. Biển Đại Lãnh là bãi biển đẹp vào bậc nhất ở nước ta, trong số 3.000km bờ biển Việt Nam chỉ có bãi tắm Đại Lãnh là sạch và xanh nhất nước, do nơi đây còn nguyên sơ không bị ô nhiễm của công nghiệp, vì xa nơi dân cư. Bãi tắm Đại Lãnh cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, độ thoai thoải ra xa, có nhiều nguồn suối từ núi đổ xuống quanh năm, mát lạnh nằm ẩn mình trong rừng thùy dương, tạo khung cảnh thơ mộng mê hồn.
Từ hừng đông sáng, không khí Đại Lãnh tĩnh mịch, yên ả chỉ nghe tiếng hàng dương tấu nhạc, vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào. Buổi trưa, biển đậm nét xanh rì, nắng chói chan, bầu trời như trải rộng. Buổi chiều, chuyển sang màu xanh nhạt, gió từ đại dương thổi vào mát dịu. Hoàng hôn buông xuống cảnh núi non, biển cả như hút hồn người khiến lữ khách phải xao xuyến. Đây là điểm tắm biển rất quyến rũ.
Vũng Rô kỳ tích
Toàn cảnh Vũng Rô có núi Đá Bia - Thạch Bi Sơn, là một nhánh của dãy Trường Sơn, núi Đá Bia nhô hẳn ra biển Đông, kéo dài tạo thành bán đảo che chắn gió cho Vũng Rô. Vì thế, cảng Vũng Rô có độ sâu 15 - 16m mà quanh năm sóng yên, biển lặng. Trước năm 1975, nơi đây từng là cảng tiếp tế hậu cần cho hàng loạt căn cứ quân sự kéo dài cả 20km. Chính Vũng Rô là bến cảng tiếp nhận vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường Quân khu 5. Nhiều tấn vũ khí, đạn dược, muối gạo, thuốc men đã bốc lên từ cảng Vũng Rô và vận chuyển đường này để đến tay các chiến sĩ giải phóng, cán bộ hoạt động bí mật trong các căn cứ cách mạng và đô thị miền Nam. Tại đây, còn xác con tàu không số từ miền Bắc chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực vào tiếp tế bị lộ, nên các chiến sĩ ta đặt chất nổ đánh đắm tàu không cho địch cướp vũ khí.Đứng trước lưng chừng Đèo Cả phía Nam, du khách dừng chân phóng tầm mắt ra xa, nhìn toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ, núi Đá Bia uy nghi, những đảo xa, đảo gần tập kết tạo nên bức tranh hoành tráng đẹp cực kỳ với trời cao, biển rộng bao la để tưởng nhớ Vũng Rô - Thạch Bi Sơn đã bao phen chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử đất nước tạo nên những kỳ tích còn lưu dấu để hậu thế soi chung.

Đến Nha Trang - Phú Yên mà không đến cụm du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô là điều vô cùng thiếu sót. Du khách đến tắm biển một lần là nhớ đời và không quên hẹn sẽ tái ngộ lần sau.
Bãi biển Bình Ba
Bãi biển Bình Ba (xã Cam Bình - thị xã Cam Ranh) tuy không dài, rộng nhưng có những bãi cát mịn màng, đủ để níu chân những du khách yêu thích vẻ hoang sơ của biển. Du khách có thể ngồi trên những mỏm đá, lắng nghe tiếng sóng vỗ và ngắm mặt trời lặn…
Rời bến đò Cảng Ba Ngòi - Cam Ranh, Bình Ba đón bạn trong không khí nhộn nhịp của một bến tàu gần khu dân cư. Tuy nhiên, phía sau khu dân cư tấp nập lại là một không gian tĩnh lặng đến bất ngờ của những bãi biển.

Nơi tôi đặt chân đến đầu tiên là bãi Nồm. Bãi Nồm tuy không dài, rộng như những bãi biển lớn nhưng sự mịn màng của bãi cát trắng thoai thoải đủ để níu bạn dừng chân. Gió mát rười rượi, không gian yên tĩnh. Nước biển trong vắt, ôm lấy những mỏm đá nhiều kiểu dáng.

Ngồi trên những mỏm đá ấy, nghe tiếng sóng rì rào vọng vào vách núi bên cạnh, bạn sẽ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của bãi Nồm. Dân địa phương cho biết, vào mùa hè, bãi Nồm trở thành bãi tắm của ngư dân trên đảo. Những đêm có trăng, phong cảnh đẹp hơn nhiều, du khách ở thị xã Cam Ranh qua đảo thường tụ tập ở đây ngắm biển đêm và sinh hoạt vui chơi đến tận sáng.
Rời bãi Nồm, men theo con đường mòn đầy cây và hoa dại, bạn sẽ đến bãi Chướng. Do cách xa nhà dân nên bãi Chướng còn rất hoang sơ. Bãi Chướng hấp dẫn du khách không phải bởi cát mịn như bãi Nồm, mà bởi những vỏ ốc ngũ sắc rất đẹp, bởi những khối đá nhấp nhô dưới ghềnh, tung bọt trắng xóa, những vách đá dựng đứng cùng một số hang động gợi trí tò mò.
Người thích mạo hiểm, có thể men theo sườn núi khám phá các di tích đã hoang phế như ụ đại pháo, lô cốt phòng thủ…, nguyên là khu vực đồn trú của quân Pháp trước đây, hay trèo lên những chóp đá cao ngắm sóng, thưởng thức vẻ đẹp của núi và biển lúc hoàng hôn, hoặc khám phá vẻ đẹp của san hô cùng nhiều loài sò, ốc, hến ngũ sắc sinh sống ở biển.
Bình Ba còn có nhiều bãi biển hoang sơ khác như: Bồ Đề, Nhà Hành, Cây Me, Hòn Cò…, nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ân - Phó Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình, trong tương lai, sẽ có một đường giao thông chạy quanh đảo, nối các bãi biển với nhau thành một vòng du lịch khép kín. Đây cũng là ý tưởng mà các nhà làm du lịch hướng tới sau nhiều lần đến đây khảo sát địa hình.
Ở đảo Bình Ba, người dân sống rất hiền hòa, thân thiện. Gần 700 hộ dân đều theo nghề biển, nuôi tôm hùm. Bình Ba  vốn nổi tiếng với đặc sản duy nhất là cháo tôm hùm. Buổi trưa, du khách có thể len lỏi qua các con đường nhỏ hẹp, đến thưởng thức món bánh canh, bánh cuốn nhân hải sản trong khu dân cư, hoặc uống cà phê và hát karaoke khi đêm xuống.
Ở đảo, không có quán ăn hay dịch vụ phòng nghỉ nên du khách cần nhớ mang theo hành trang khi dã ngoại. Bạn có thể thoải mái nhóm một đống lửa rồi nghỉ qua đêm ngoài trời tại bãi Nồm. Bạn cũng có thể dễ dàng nghỉ nhờ qua đêm ở nhà dân, bởi người Bình Ba rất hiếu khách. Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá phong tục, tập quán của cư dân ở vùng đất giàu tiềm năng du lịch này

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).